1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Hệ thống thủy nông Sông Cầu do người Pháp xây dựng từ năm 1922 cho đến năm 1936 thì hoàn thành và được đưa vào vận hành khai thác, với nhiệm vụ: Tưới cho 28.000 ha của các huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, một phần Thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; Vận tải thủy trên tuyến kênh Chính (từ Thác Huống đến Bến Thôn) và kênh Trôi (từ Lăng Trình đến Cẩm Bào) bằng phương tiện thuyền gỗ kéo dây. Thời kỳ từ năm 1922 đến năm 1945, bộ máy quản lý hệ thống thủy nông Sông Cầu do người Pháp quản lý.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hệ thống thủy nông Sông Cầu thuộc về người Việt Nam chúng ta quản lý. Thời kỳ đầu do Ty Giao thông công chính Bắc Giang quản lý, sau đó từ năm 1958 đến 1961 do Ty thủy lợi Bắc Giang quản lý. Tên gọi lúc này là Nông giang Sông Cầu.

Đầu năm 1961 hệ thống thủy nông Sông Cầu được thành lập với tên gọi là Công ty Thủy nông Sông Cầu trực thuộc Ty thủy lợi Bắc Giang ( sau này từ 10/1962 là Ty thủy lợi Hà Bắc).

Đến đầu năm 1993 Công ty Thủy nông Sông Cầu được thành lập lại với tên gọi là Xí nghiệp thủy nông Sông Cầu trực thuộc Sở Thủy lợi Hà Bắc, theo quyết định số: 03/CT ngày 02/01/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 1997 khi tái lập lại tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh từ tỉnh Hà Bắc cũ, Xí nghiệp thủy nông Sông Cầu được thành lập lại là Doanh nghiệp Nhà nước vẫn với tên gọi, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Xí nghiệp như cũ, theo quyết định số: 96/UB ngày 28/01/1997 của Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh Bắc Giang.

Đến năm 1998 Xí nghiệp thủy nông Sông Cầu được đổi tên thành Công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu (doanh nghiệp hoạt động công ích) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, theo Quyết định số: 148/QĐ-UB ngày 29/12/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Đến năm 2009 Công ty Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông cầu trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số: 1437/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước Công ty Khai thác công trình thủy lợi Sông cầu thành Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu.

 2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của công ty

Hệ thống công trình thủy lợi do công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu đang quản lý gồm: 1 Đập tràn Thác Huống dài 100m, cao 6,5m; 1 Đập Đá Gân dài 36m, cao 8m; 1 hồ chứa Đá Ong có dung tích 6,4 triệu m3; hơn 52 km kênh chính từ Thác Huống đến Bến Thôn có đáy rộng từ 10 - 12m; 65 tuyến kênh cấp I, II tưới, tiêu với tổng chiều dài trên 294 km; 22 trạm bơm điện với 215 tổ máy bơm có công suất mỗi máy từ 700m3/h - 7.800m3/h và hàng nghìn công trình lớn, nhỏ trên kênh.

Toàn bộ hệ thống nằm giữa hai con sông: sông Thương và sông Cầu và được giới hạn bởi: phía Bắc giáp huyện Yên Thế- tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, TP Bắc Giang- tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp huyện Quế Võ, huyện Yên Phong- tỉnh bắc Ninh; phía Tây giáp huyện Phổ Yên, TP Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên.

Tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực hệ thống khoảng 70.000 ha, trong đó diện tích đất canh tác khoảng 33.000 ha. Đây là một vùng miền núi trung du có địa hình phức tạp, đồi núi đồng ruộng xen kẽ, chênh lệch nhiều về độ cao, xu thế địa hình khu vực hệ thống thoải dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, khu vực Phú Bình có cao độ từ (+19 - +20)m thấp dần về Hiệp Hoà, Việt Yên ở cao độ (+4 - + 5)m vùng ven Sông Cầu có chỗ thấp trũng tới (+2 - + 3)m.

3. Chức năng nhiệm vụ:

- Quản lý, bảo vệ, khai thác các công trình thuỷ lợi trong phạm vi toàn hệ thống. Điều hoà phân phối nước công bằng, bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất.

- Xây dựng các quy định vận hành công trình, thực hiện theo qui trình được duyệt. Duy trì năng lực công trình, bảo đảm công trình thuỷ lợi an toàn và sử dụng lâu dài.

- Hàng năm lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp và mở rộng các công trình thuỷ lợi. Là chủ đầu tư trong việc sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi.

- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình diễn biến của các công trình; úng, lụt, thực tế trong năm, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi.

- Ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng về diện tích tưới, tiêu nước nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thực tế từng vụ trong năm của các địa phương trong hệ thống. Đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hằng năm theo diện tích hợp đồng với các địa phương.

- Tổ chức kinh doanh dịch vụ theo ngành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND tỉnh giao.

4. Ngành nghề kinh doanh:

Vận hành hệ thống tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác.

Tư vấn giám sát, thiết kế, quản lý dự án và thi công xây dựng các công trình thuỷ lợi, thủy điện nhỏ và công xây dựng cơ sở hạ tầng khác.

* Vốn điều lệ của Công ty là: 127.814.427.348 đồng.

* Mã số doanh nghiệp: 2400 347 955.

5. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Công ty tổ chức theo mô hình: Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty, bộ máy tổ chức quản lý

Công ty bao gồm:

- Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty.

- Ban giám đốc Công ty gồm giám đốc và 02 phó giám đốc Công ty.

- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Phòng Tài vụ;

+ Phòng Kế hoạch Kỹ thuật;

+ Phòng Quản lý nước và công trình;

+ Đội Khảo sát thiết kế;

+ Ban Quản lý dự án.

Cơ cấu tổ chức các phòng, ban trong Công ty có trưởng phòng, ban; phó phòng, ban và các nhân viên quản lý kỹ thuật, kinh tế.

- Các xí nghiệp trực thuộc:

+ Xí nghiệp Khai thác thuỷ lợi Phú Bình: Trụ sở tại thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; Điện thoại: 0280 3867 513.

+ Xí nghiệp Khai thác thuỷ lợi Hiệp Hoà: Trụ sở tại Khu II, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; Điện thoại: 0240 3872 236.

+ Xí nghiệp Khai thác thuỷ lợi Tân Yên: Trụ sở tại Phố mới, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; điện thoại: 0240 3878 247.

+ Xí nghiệp Khai thác thuỷ lợi Việt Yên: Trụ sở tại Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Điện thoại: 0240 3874 236.

Cơ cấu tổ chức các xí nghiệp gồm: Giám đốc, phó giám đốc, nhân viên quản lý kỹ thuật, kinh tế, văn thư, đánh máy, thủ kho, thủ quĩ, tạp vụ và các cụm thuỷ nông, trạm bơm là đơn vị sản xuất do Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện trực tiếp quản lý. Trong các cụm thuỷ nông, trạm bơm có các công nhân thuỷ nông, bơm điện quản lý vận hành máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

* Cơ cấu nguồn lực:

Tổng số cán bộ CNVC toàn công ty là 295 người trong đó nữ 70 người.

+ Phân loại theo hợp đồng lao động:

- Viên chức quản lý doanh nghiệp là 05 người trong đó có 01 kiêm nhiệm.

- HĐLĐ không xác định thời hạn là: 290 người.

+ Phân loại theo trình độ đào tạo:

- Đại học: 71

- Cao đẳng chuyên nghiệp: 09

- Trung cấp chuyên nghiệp: 21

- Cao đẳng nghề: 03

- CN Vận hành bơm điện và tương đương: 115

- CN Quản lý thủy nông và tương đương: 72

- Lái xe: 02

- Lao động phổ thông: 02

6. Một số thành tích điển hình trong những năm gần đây

- Năm 2011: Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen đơn vị Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011.

- Năm 2012: UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen đơn vị Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2012.

- Năm 2013: UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen đơn vị Đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua yêu nước năm 2013.

- Năm 2015: UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen đơn vị Đã có đóng góp tích cực vào phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Giang.

Hình ảnh

THỐNG KÊ TRUY CẬP

877585
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
103
83
732
876285
1868
2559
877585